Vì sao Bundesliga là “thiên đường” của cầu thủ Châu Á?
Vốn không nổi tiếng bằng những thương hiệu như Premier League của người Anh hay La Liga của Tây Ban Nha.
Tuy nhiên Bundesliga của Đức lại là nơi thu hút được rất nhiều tài năng hàng đầu Châu Á, nhất là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Vậy những đặc tính nào đã biến giải đấu này trở thành miền đất hứa với các cầu thủ Châu Á?
Mối quan hệ đặc biệt
Bundesliga và bóng đá Châu Á có quan hệ đặc biệt/ Ảnh: ESPN
Trong chuyến thăm đến Singapore thuộc khuôn khổ Bundesliga Legend Tour 2015, huyền thoại Lothar Matthaus khi được hỏi đã dùng từ “đặc biệt” để mô tả về sợi dây kết nối giữa Bundesliga và Châu Á.
So với những giải đấu hàng đầu Châu Âu khác, Bundesliga chia sẻ chung giá trị với bóng đá Châu Á và vì vậy gần gũi hơn rất nhiều.
Trên thực tế, bóng đá Đức và Châu Á, cụ thể là Đông Bắc Á, đã có truyền thông hợp tác vững chắc từ khá lâu.
Nền móng cho mối quan hệ này vốn xuất hiện từ những năm 1980 khi huyền thoại Hàn Quốc là tiền đạo Cha Bum-kun hay Nhật Bản là Yasuhiko Okudera chuyển đến chơi cho các CLB ở Bundesliga.
Trước đó, không thể không nhắc đến HLV huyền thoại Dettmar Cramer, người được mệnh danh là “cha đẻ của bóng đá Nhật Bản” và cựu HLV Cologne là Hennes Weisweiler, người đem Okudera sang Đức và biến anh trở thành cầu thủ Nhật đầu tiên được chơi bóng ở Châu Âu.
Huyền thoại Hàn Quốc (trái) từng chơi bóng ở Đức/ Ảnh: ESPN
Mô hình đào tạo và trọng dụng cầu thủ trẻ một cách khoa học bài bản của người Đức chính là hình mẫu lý tưởng mà các nước Châu Á đang cố gắng áp dụng trong nỗ lực nâng cao trình độ.
Cũng chính vì công tác đào tạo trẻ tốt như vậy nên số cầu thủ trẻ từ Châu Á tìm đến nước Đức đông hơn hẳn các quốc gia Châu Âu khác.
Bên cạnh đó, cách làm bóng đá khoa học và căn cơ, thứ giúp Đức đạt được thành công trong thời gian qua cũng được những nền bóng đá Châu Á áp dụng.
Quy định về đăng ký ngoại binh
Trước tiên hãy cùng điểm qua quy định về việc đăng ký cầu thủ không mang quốc tịch Châu Âu (non-EU) của 4 giải đấu hàng đầu Châu Âu để thấy được sự “hào phóng” của người Đức:
Premier League: Cầu thủ đó phải chơi cho ĐTQG thuộc nền bóng đá nằm trong top 70 trên BXH FIFA. Với những đội nằm trong top 10 thì cầu thủ phải chơi 30% số trận quốc tế trong hai năm qua.
Con số với những đội xếp từ 31 đến 50 là 75%.
Người Anh muốn có thêm nhiều Harry Kane, không phải những anh chàng Châu Á/ Ảnh: Getty Images
Nếu chưa đủ điều kiện trên, CLB sẽ phải chứng minh với một hội đồng của FA rằng đây là tài năng thực sự, như trường hợp Arsenal mua Gabriel Paulista.
Rõ ràng tiêu chuẩn chơi bóng ở đây khá ngặt nghèo. Tuy nhiên trong tương lai gần người Anh còn định siết chặt thêm những quy định này.
La Liga và Ligue 1: Trong danh sách đăng ký thi đấu của đội 1 mỗi CLB không được phép có quá 3 cầu thủ non-EU.
Lẽ dĩ nhiên với những suất ít ỏi đó họ sẽ dồn tiền cho những cầu thủ suất sắc ở nơi khác hơn là Châu Á.
Serie A: Mỗi mùa giải, một CLB không được mua quá 2 cầu thủ non-EU. Họ cũng sẽ làm tương tự như La Liga và Ligue 1. Thế là tạm biệt các thanh niên Châu Á.
Còn đây là cách mọi chuyện diễn ra ở Đức: Mỗi CLB được đăng ký 99 cầu thủ trong danh sách thi đấu.
Chỉ có quy định cơ bản về số cầu thủ bản địa và số thủ môn, còn lại mỗi đội bóng không bị giới hạn số cầu thủ non-EU.
Người Đức rất tự tin vào cầu thủ trẻ bản địa/ Ảnh: Getty Images
Điều này dẫn đến một thực tế rằng trong mùa giải năm nay có tổng cộng 12 cầu thủ Nhật Bản, 5 cầu thủ Hàn Quốc và 1 cầu thủ Trung Quốc đang chơi bóng ở Bundesliga.
Con số cầu thủ Châu Á trong các đội hạng dưới và trong các đội trẻ của mỗi CLB còn lớn hơn rất nhiều.
Về lâu dài, điều này có thể trở thành con dao hai lưỡi khi cầu thủ ngoại lấy mất cơ hội phát triển của các tài năng bản địa, điều mà các quốc gia hàng xóm với Đức lo ngại.
Tuy nhiên chừng nào nước Đức còn duy trì tốt hệ thống đào tạo trẻ hàng đầu của mình, chừng đó họ không cần phải lo về vấn đề hạn chế ngoại binh.
Tài chính ngặt nghèo
Bundesliga rõ ràng là ít tiếng tăm hơn, kém hấp dẫn hơn những Premier League, La Liga… về một số khía cạnh nên số tiền các CLB kiếm được cũng thấp hơn.
Với bản tính căn cơ của mình, người Đức cũng có những quy định tài chính vô cùng chặt chẽ. Nổi bật là các CLB luôn phải đảm bảo cân bằng thi chi trong báo cáo tài chính được gửi lên DFB.
Bên cạnh đó, không cá nhân nào được sở hữu quá 49% cổ phần của một CLB tại Bundesliga.
Dortmund lời to từ thương vụ Kagawa/ Ảnh: ESPN
Chính vì vậy, với số tiền ít ỏi của mình, các đội bóng Đức buộc phải hướng con mắt tuyển trạch đến Châu Á xa xôi, nơi họ có thể mua được những cầu thủ rất rẻ.
Ví dụ điển hình nhất chắc chắn là Shinji Kagawa. Dortmund mua tiền vệ này từ Cerezo Osaka với giá gần như cho không, bán anh sang Man United với giá 17 triệu bảng, sau đó mua lại với giá 7 triệu. Quá hời.
Triết lý bóng đá phù hợp
Kể từ sau khi “cải cách”, bóng đá Đức hướng đến lối chơi kiểm soát bóng hiện đại, ban bật ngắn, ít chạm… vốn khá phù hợp với các cầu thủ Châu Á.
Do sử dụng các cầu thủ trẻ và đặc biệt là tài năng CLB đào tạo ra tương đối nhiều nên các CLB của Đức vận hành khá trơn tru lối chơi này và các cầu thủ Châu Á cũng dễ dàng hòa nhập hơn.
Với thể hình nhỏ con nhưng nhanh nhẹn và khéo léo của đa phần cầu thủ gốc Á, rõ ràng họ sẽ phát huy được tài năng ở Đức hơn so với Premier League đầy thể lực hay Serie A quá chặt chẽ về chiến thuật.
Nhật Bản cũng đi theo triết lý bóng khá tương đồng/ Ảnh: Getty Images
Không chỉ riêng ở Bundesliga, các CLB ở những giải hạng dưới của Đức cũng vận hành với những nguyên lý cơ bản như vậy.
Điều này khiến cho lượng cầu thủ Châu Á có thể tiếp cận với bóng đá đất nước này lớn hơn. Họ có thể chơi ở những đội hàng đầu như Dortmund, hay bắt đầu từ những đội hạng hai như Leipzig.
Cầu thủ Châu Á… ngoan
Trái với không ít các “ông tướng” Nam Mỹ vốn sống khá bản năng và hay nổi đình nổi đám trên báo với những phi vụ ăn chơi, tiệc tùng… các cầu thủ Châu Á hầu hết được đánh giá là có ý thức kỷ luật tốt và cực kỳ chăm chỉ.
Đây cũng là nhận xét của không ít HLV khi họ có dịp làm việc với các tài năng đến từ lục địa vàng.
Bên cạnh đó, việc một cầu thủ từ nền bóng đá thấp hơn, kém tiếng tăm, lại vốn được giáo dục khá bài bản, đến chơi ở Đức thì anh ta sẽ phải ý thức luôn nỗ lực phấn đấu chăm chỉ hết mình.
Nhìn chung, khi chiêu mộ một cầu thủ thì CLB sẽ phải cân nhắc cả đời sống trong và ngoài sân cỏ của anh ta và ở điểm này thì cầu thủ Châu Á được đánh giá cao.
Zhang Xizhe gia nhập Wolfsburg/ Ảnh: Getty Images
Cuối cùng, sau Nhật Bản và Hàn Quốc, người ta hy vọng Trung Quốc, đất nước hơn 1 tỷ dân sẽ có thêm nhiều tài năng đến thi đấu tại Bundesliga. Rồi biết đâu trong tương lai gần sẽ là cả Việt Nam…
-
Chuyên gia Ả Rập nhận định UAE có 71% khả năng chiến thắng Việt Nam
Nhật báo Al Bayan nổi tiếng ở Ả Rập đã tiến hành cuộc thăm dò các chuyên gia và người hâm mộ Ả Rập với kết quả: ‘75% người dự đoán UAE sẽ
-
Những kỷ lục đá phản lưới nhà tại vòng chung kết Euro 2021
Euro 2021 có lẽ là kỳ Euro đáng nhớ nhất lịch sử với rất nhiều kỷ lục mới được thành lập, trong đó, đá phản lưới nhà cũng là một kỷ lục mới
-
Hướng dẫn cách xem bóng đá link trực tiếp VTVGo
VTVgo là hệ thống xem truyền hình trực tuyến chính thức của Đài Truyền hình Việt Nam cho phép khán giả VTV xem trực tiếp bóng đá, xem lại, xem tivi nhiều
-
Neymar kiến tạo giúp Paqueta ghi bàn ấn định chiến thắng 1-0 cho Brazil
Sáng 6/7 (giờ Hà Nội), pha kiến tạo của ngôi sao sinh năm 1992 giúp Brazil thắng Peru 1-0 ở bán kết Copa America. Peru rút ra nhiều bài học sau trận thua 0-4 trước
-
2h sáng ngày 12-7, Euro 2021 sẽ khép lại tại Wembley
Người Anh đã làm tất cả để chuẩn bị cho một VCK Euro lịch sử của họ. Nhưng tuyển Ý không có gì phải sợ hãi khi đến sân Wembley dự trận
-
Tiền vệ Tuấn Anh thông báo tin mừng cho tuyển Việt Nam
Tiền vệ tuyển Việt Nam hoàn toàn bình phục sau một tháng nghỉ dưỡng thương từ trận thắng 4-0 trước Indonesia ở vòng loại World Cup 2022. Câu lạc bộ (CLB)
-
Ba lần bị dẫn trước nhưng Pháp vẫn thắng Nam Phi 4-3 (Olympic Tokyo)
Pháp thắng ngược trong trận cầu bảy bàn ở Olympic dù ba lần bị dẫn trước nhưng Pháp vẫn thắng Nam Phi 4-3 nhờ hat-trick của Gignac ở bảng A môn bóng đá nam
-
Tòa án phán quyết các CLB sáng lập Super League thắng kiện UEFA
Tòa án châu Âu yêu cầu UEFA dỡ mọi hình thức kỷ luật đối với các CLB tham gia European Super League. Theo phán quyết hôm 30/7 của Tòa án thương mại Mercantile,